Nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp theo ngành Business Analyst (BA), việc sở hữu các chứng chỉ chuyên môn sẽ giúp bạn nổi bật hơn, chứng minh năng lực và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.
--- DANH MỤC NỘI DUNG ---
1. Business Analyst (BA) là gì?
2. Kỹ năng cần có của một Business Analyst (BA)
3. Phát triển sự nghiệp Business Analyst (BA) bạn nên có trong tay những chứng chỉ nào?
3.1 Chứng chỉ dành cho người mới bắt đầu (Entry Level)
3.2 Chứng chỉ dành cho Level trung cấp – Đã có vài năm kinh nghiệm BA
3.3 Chứng chỉ dành cho Level cao cấp – Chuyên gia hoặc muốn làm BA Lead / Consultant
3.4 Một số chứng chỉ hỗ trợ tốt cho BA
4. Kết Luận
Business Analyst (BA) – Cây cầu nối giữa Business và IT, là người đảm nhận vai trò cầu nối giữa phòng ban kinh doanh và bộ phận kỹ thuật (IT). Nhiệm vụ chính:
- Hiểu nhu cầu kinh doanh, nghiệp vụ từ khách hàng hoặc người dùng.
- Phân tích, bóc tách yêu cầu thành tài liệu rõ ràng chuyển các yêu cầu đó thành tài liệu kỹ thuật hoặc yêu cầu phần mềm cho team phát triển.
- Đảm bảo sản phẩm tạo ra đúng thứ người dùng cần, chứ không chỉ là thứ “có thể làm được”.
📊 Phân tích & giải quyết vấn đề
- Tư duy logic, nhìn được bức tranh lớn và nhỏ
- Biết đặt câu hỏi “tại sao” để hiểu đúng bản chất
- Biết chia nhỏ vấn đề, xử lý từng bước
🗣️ Giao tiếp & truyền đạt
- Giao tiếp tốt với cả team kỹ thuật & team nghiệp vụ
- Có khả năng “phiên dịch” giữa 2 thế giới IT và Business
- Lắng nghe chủ động, đặt câu hỏi khôn ngoan
📝 Viết tài liệu BA
- Viết BRD, FRS, User Story, Use Case, Test Case
- Diễn đạt rõ ràng, logic, dễ hiểu cho các bên liên quan
🧠 Tư duy nghiệp vụ (Business Sense)
- Hiểu quy trình kinh doanh, nghiệp vụ khách hàng
- Nhận diện được vấn đề, đề xuất giải pháp có giá trị
- Hiểu về KPI, mục tiêu kinh doanh
🧪 Kiến thức kỹ thuật cơ bản (IT)
- Biết cách hệ thống hoạt động (client-server, API, database)
- Hiểu RESTful API, mock API
- Biết SQL căn bản để truy xuất dữ liệu
- Dưới đây là danh sách những chứng chỉ phổ biến và được đánh giá cao trong ngành BA mà bạn có thể xem xét theo từng giai đoạn phát triển:
✅ ECBA (Entry Certificate in Business Analysis) – IIBA
- Tổ chức cấp: IIBA (International Institute of Business Analysis)
- Phù hợp với: Người mới vào nghề, sinh viên, hoặc người chuyển ngành.
- Yêu cầu: Không cần kinh nghiệm, chỉ cần hoàn thành 21 giờ đào tạo về BA trong 4 năm gần nhất.
- Ưu điểm: Cơ bản, dễ tiếp cận, phù hợp để xây nền tảng.
✅ CCBA (Certification of Capability in Business Analysis) – IIBA
- Phù hợp với: Người đã có kinh nghiệm 2–3 năm làm BA.
- Yêu cầu: 3750 giờ làm việc BA trong 7 năm qua. Hoặc 21 giờ đào tạo BA trong 4 năm. Hoặc 2 thư giới thiệu chuyên môn.
- Ưu điểm: Xác nhận bạn có năng lực thực hiện các dự án BA tầm trung.
✅ PMI-PBA (Professional in Business Analysis) – PMI
- Tổ chức cấp: PMI (Project Management Institute)
- Phù hợp với: BA làm việc trong các dự án liên quan đến quản lý dự án hoặc tích hợp với team PM.
- Yêu cầu: Có bằng cử nhân: 3 năm kinh nghiệm BA (4500 giờ) Hoặc không có bằng cử nhân: 5 năm kinh nghiệm (7500 giờ)
- Ưu điểm: Được đánh giá cao trong các tổ chức lớn, chuyên về quản lý dự án.
✅ CBAP (Certified Business Analysis Professional) – IIBA
- Phù hợp với: BA chuyên nghiệp, có trên 5 năm kinh nghiệm.
- Yêu cầu: 7500 giờ kinh nghiệm BA trong 10 năm. Hoặc 35 giờ đào tạo BA. Hoặc 2 thư giới thiệu chuyên môn.
- Ưu điểm: Chứng chỉ cao cấp, tăng uy tín rất mạnh khi làm việc ở cấp độ chiến lược, lãnh đạo.
- Agile Analysis Certification (IIBA-AAC): BA trong môi trường Agile/Scrum
- Certified Scrum Product Owner (CSPO): Làm BA thiên về sản phẩm (Product)
- CBDA – IIBA (Business Data Analytics): Phân tích dữ liệu, BA thiên hướng Data
- SQL, Tableau, Power BI: Kỹ năng phân tích dữ liệu, trực quan hóa Lean Six Sigma (Yellow/Green Belt) BA trong môi trường tối ưu quy trình, cải tiến chất lượng
- Làm BA không chỉ là công việc “chuyển lời giữa 2 bên”, mà còn là nghề dùng tư duy phân tích để tạo ra giá trị thật sự cho doanh nghiệp. Nếu bạn thích công nghệ, muốn hiểu sâu về sản phẩm, và luôn tò mò tại sao hệ thống lại hoạt động như vậy – thì BA chính là lựa chọn đáng thử!