• 18.650.000 đ

🚀 Lộ trình Embedded System Firmware & IOT

Lộ trình học giúp bạn đi từ lập trình C/C++ vi điều khiển đến phát triển hệ thống nhúng IOT. Bạn sẽ học kiến trúc vi điều khiển, lập trình firmware, giao tiếp ngoại vi, Linux Kernel, Device Driver, Yocto, và tối ưu hệ thống. Phù hợp cho kỹ sư nhúng, lập trình viên firmware, và người muốn làm việc trong IoT, Automotive, Robotics.

IMIC Technology, trân trọng cảm ơn Quý học viên đã quan tâm tới lộ trình đào tạo này. IMIC là công ty đào tạo với hơn 15+ năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ đào tạo theo đơn đặt hàng từ các Tổng công ty, Tập đoàn, các Doanh nghiệp trong và ngoài nước, các bộ ban ngành chính phủ. Chúng tôi tin sẽ cung cấp được tới Quý học viên lộ trình đào tạo tốt nhất về Embedded System Firmware & IoT 2025.

------ DANH MỤC NỘI DUNG ------
A. Tổng quan lộ trình đào tạo
B. Mục tiêu của lộ trình đào tạo

1. Học phần 1: Lập trình C/C++
2. Học phần 2: Lập trình Microcontroller Embedded System Firmware
3. Học phần 3: Lập trình Embedded System Internet of Things
C. Tại sao nên học Embedded System & IoT?
1. Nhu cầu cao trong thị trường công nghệ
2. Mở rộng cơ hội việc làm
3. Kết hợp giữa phần cứng & phần mềm
4. Ứng dụng trong cuộc sống & công nghệ mới
5. Thực hành trên dự án thực tế
D. Các ứng dụng thực tế của Embedded System?
1. Điện tử tiêu dùng
2. Ô tô và xe tự hành
3. Công nghiệp và tự động hóa
4. IoT (Internet of Things)
5. Y tế và chăm sóc sức khỏe
6. AI và Robotics
7. An ninh và giám sát
E. Tại sao bạn nên chọn IMIC?
F. Nội dung chương trình đào tạo

A. Tổng quan lộ trình đào tạo

-    Học phần 1: Lập trình C/C++ (40 giờ)
-    Học phần 2: Lập trình Microcontroller Embedded System Firmware (50 giờ)
-    Học phần 3: Lập trình Embedded System Internet of Things (40 giờ)
-    Hình thức học: 80% thực hành, 20% lý thuyết
-    Địa điểm đào tạo tại Hà Nội:
+   Cơ sở 1: tầng 2B, tòa nhà T6-8, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Số 641 Tôn Quang Phiệt, P. Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
+   Cơ sở 2: Nhà số 2, Ngách 28, Ngõ 93 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội.
-    Địa điểm đào tạo tại Hồ Chí Minh:
+   Cơ sở 1: tòa nhà Viễn Đông, Số 14 Phan Tôn, P. Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hình ảnh Khóa học Thời lượng Hình thức Kinh phí (VNĐ)
Giảng viên C/C++ Programming 40 giờ Đào tạo trực tiếp
hoặc trực tuyến tại
IMIC HCM | HN
3.550.000
Microcontroller Embedded System Firmware 50 giờ 7.550.000
Embedded System Internet of Things 40 giờ 7.550.000
Tổng cộng: 130 giờ 18.650.000
👉 Liên hệ Tư vấn để nhận ưu đãi tốt nhất!

B. Mục tiêu của lộ trình đào tạo

1. Học phần 1: Lập trình C/C++

-   Nắm vững các khái niệm cơ bản và nâng cao của ngôn ngữ lập trình C/C++.
-   Hiểu rõ cách sử dụng C/C++ trong phát triển phần mềm hệ thống và ứng dụng.
-   Thành thạo các kỹ thuật lập trình hướng đối tượng (OOP) và quản lý bộ nhớ.
-   Xây dựng nền tảng lập trình vững chắc để hỗ trợ các học phần tiếp theo.

2. Học phần 2: Lập trình Microcontroller Embedded System Firmware

-   Hiểu cơ bản về kiến trúc và hoạt động của vi điều khiển (Microcontroller).
-   Thành thạo lập trình vi điều khiển sử dụng C/C++, bao gồm giao tiếp với các thiết bị ngoại vi như GPIO, UART, I2C, SPI.
-   Phát triển các ứng dụng nhúng đơn giản, từ đọc cảm biến đến điều khiển động cơ.
-   Biết cách cấu hình và lập trình các bộ định thời (Timer), ngắt (Interrupt), và giao thức truyền thông.

3. Học phần 3: Lập trình Embedded System Internet of Things

-   Hiểu khái niệm, kiến trúc và các thành phần chính trong hệ thống Internet of Things (IoT).
-   Nắm rõ vai trò của vi điều khiển, cảm biến, và các module giao tiếp trong việc xây dựng hệ thống IoT.
-   Thành thạo lập trình nhúng trên các vi điều khiển phổ biến như ESP32, STM32, hoặc Arduino để kết nối với mạng Internet và giao tiếp với các thiết bị khác.
-   Sử dụng các giao thức truyền thông IoT như MQTT, HTTP, hoặc CoAP để trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị.
-   Thiết kế và lập trình các ứng dụng IoT kết hợp cảm biến, bộ truyền động (actuator), và mạng không dây (Wi-Fi, Bluetooth, LoRa).
-   Xây dựng các ứng dụng IoT với khả năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua máy tính hoặc thiết bị di động.
-   Hiểu cách thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu từ thiết bị IoT lên các nền tảng đám mây (Cloud Platforms) như AWS IoT, Azure IoT Hub, hoặc Google Cloud IoT.
-   Tích hợp cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu thời gian thực để hỗ trợ các ứng dụng thông minh.
-   Tối ưu hóa hiệu suất hệ thống IoT, từ tiết kiệm năng lượng cho thiết bị đến tối ưu băng thông truyền dữ liệu.

C. Tại sao nên học Embedded System & IoT?

-   Học lập trình Embedded System & IoT mang lại nhiều lợi ích và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Dưới đây là một số lý do quan trọng:

1. Nhu cầu cao trong thị trường công nghệ

-   Hệ thống nhúng và IoT đang phát triển mạnh trong các ngành như ô tô, y tế, tự động hóa, nhà thông minh, công nghiệp 4.0.
-   Các công ty luôn tìm kiếm kỹ sư nhúng & IoT có chuyên môn cao.

2. Mở rộng cơ hội việc làm

-   Công việc đa dạng: lập trình firmware, thiết kế phần cứng, phát triển hệ thống IoT, bảo mật thiết bị IoT.
-   Nhiều cơ hội làm việc tại các công ty công nghệ lớn hoặc khởi nghiệp.

3. Kết hợp giữa phần cứng & phần mềm

-   Học cách lập trình vi điều khiển, giao tiếp cảm biến, điều khiển thiết bị.
-   Hiểu sâu về truyền thông không dây (WiFi, Bluetooth, LoRa, Zigbee), giao tiếp UART, SPI, I2C.

4. Ứng dụng trong cuộc sống & công nghệ mới

-   Tạo ra các thiết bị thông minh như nhà thông minh, robot tự động, hệ thống giám sát.
-   Ứng dụng trong AIoT (AI + IoT) và các hệ thống tự động hóa.

5. Thực hành trên dự án thực tế

-   Giúp bạn rèn luyện kỹ năng lập trình C/C++, Python, xử lý tín hiệu, tối ưu năng lượng.
-   Tự tay xây dựng các sản phẩm nhúng & IoT hoàn chỉnh.
-   Nếu bạn muốn làm chủ công nghệ, sáng tạo sản phẩm thông minh, thì Embedded System & IoT là một lĩnh vực không thể bỏ qua!

D. Các ứng dụng thực tế của Embedded System?

-   Microcontroller (Vi điều khiển), Embedded System (Hệ thống nhúng) và Linux có nhiều ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực từ điện tử tiêu dùng, công nghiệp, ô tô đến y tế và IoT. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

1. Điện tử tiêu dùng

-   Thiết bị gia dụng thông minh:
-   Máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng: Điều khiển nhiệt độ, thời gian, chế độ vận hành.
-   Hệ thống điều hòa nhiệt độ thông minh: Dùng vi điều khiển ESP32 để kết nối Wi-Fi và điều khiển từ xa.
-   Thiết bị giải trí:
-   TV thông minh, máy chơi game: Sử dụng Linux Embedded để cung cấp giao diện người dùng linh hoạt.
-   Loa thông minh (Alexa, Google Home): Tích hợp Linux để nhận lệnh giọng nói và phát nhạc trực tuyến.

2. Ô tô và xe tự hành

-   Hệ thống điều khiển động cơ (ECU):
-   Quản lý phun nhiên liệu, kiểm soát khí thải, giám sát động cơ.
-   Hệ thống an toàn:
-   ABS (Anti-lock Braking System): Điều khiển lực phanh để tránh khóa bánh xe.
-   Cảm biến và camera lùi: Tích hợp AI để nhận diện vật cản.
-   Hệ thống giải trí trên xe (In-Vehicle Infotainment):
-   Dùng Linux để cung cấp GPS, phát nhạc, kết nối smartphone.

3. Công nghiệp và tự động hóa

-   Robot công nghiệp:
-   Sử dụng vi điều khiển STM32, Arduino để điều khiển cánh tay robot, băng chuyền sản xuất.
-   Điều khiển quá trình sản xuất:
-   Dùng PLC (Programmable Logic Controller) để tự động hóa quy trình sản xuất, giám sát thiết bị.
-   Hệ thống SCADA:
-   Kết hợp với Linux để giám sát và điều khiển từ xa các nhà máy, trạm điện.

4. IoT (Internet of Things)

-   Nhà thông minh (Smart Home):
-   ESP8266, ESP32, Raspberry Pi điều khiển đèn, khóa cửa, camera an ninh.
-   Tích hợp với Home Assistant, OpenHAB để quản lý thiết bị qua điện thoại.
-   Giám sát môi trường:
-   Sử dụng cảm biến và vi điều khiển để đo nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí.
-   Truyền dữ liệu lên đám mây (AWS IoT, Azure IoT) để phân tích.

5. Y tế và chăm sóc sức khỏe

-   Thiết bị đo lường y tế:
-   Máy đo huyết áp, nhiệt kế, máy đo đường huyết sử dụng vi điều khiển để thu thập và xử lý dữ liệu.
-   Thiết bị hỗ trợ sự sống:
-   Máy thở, máy theo dõi nhịp tim dùng hệ thống nhúng để kiểm soát và cảnh báo.
-   Robot phẫu thuật:
-   Tích hợp Linux và vi điều khiển để thực hiện các ca phẫu thuật chính xác.

6. AI và Robotics

-   Robot tự hành:
-   Sử dụng Raspberry Pi, Jetson Nano để xử lý hình ảnh, điều khiển động cơ.
-   Tích hợp ROS (Robot Operating System) trên Linux để lập trình robot.
-   Camera thông minh:
-   Nhận diện khuôn mặt, vật thể bằng OpenCV, TensorFlow Lite trên Linux Embedded.

7. An ninh và giám sát

-   Camera an ninh IP:
-   Sử dụng Linux để truyền hình ảnh qua mạng và ghi lại video.
-   Tích hợp AI để phát hiện chuyển động, nhận diện người.
-   Hệ thống cảnh báo xâm nhập:
-   ESP32 kết hợp cảm biến hồng ngoại để phát hiện xâm nhập, gửi cảnh báo qua Wi-Fi.

E. Tại sao bạn nên chọn IMIC?

-   Lộ trình bài bản, trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.
-   Học theo dự án thực tế – Áp dụng ngay vào công việc.
-   Mỗi lớp chỉ từ 7-12 học viên được cầm tay chỉ việc bởi các chuyên gia từ các tập đoàn, doanh nhiệp lớn,...
-   Cấp chứng chỉ và cam kết giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp.
-   Nắm chắc kỹ năng, tối ưu CV, mở rộng cơ hội thăng tiến.
-   Hình thức học Online và Offline linh động.
-   Thời gian đào tạo đa dạng (giờ hành chính, buổi tối, cuối tuần) phù hợp với mọi đối tượng (sinh viên, người làm văn phòng,...)

F. Nội dung chương trình đào tạo

-      Module 1: Giới thiệu và thiết lập môi trường lập trình Embedded System
-      Module 2: Tạo Project và Build chuơng trình
-      Module 3: Hiểu rõ và làm việc với GPIO với STM32
-      Module 4: Hiểu rõ và làm việc với Interrupt
-      Module 5: Làm việc với Timer
-      Module 6: Hiểu rõ và làm việc với PWM
-      Module 7: Hiểu rõ và làm việc với  UART/USART
-      Module 8: Hiểu rõ và làm việc với ADC
-      Module 9: Hiểu rõ và làm việc với Watchdog Timer
-      Module 10: Hiểu rõ và làm việc với giao tiếp I2C
-      Module 11: Hiểu rõ và làm việc với SPI
-      Module 12: Nhúng hệ điều hành Free RTOS vào STM32 Project
-      Module 13: Tạo Project STM32 không sử dụng STM32CubeIDE và thư viện HAL
-      Module 14: Viết Boot Loader
-      Module 15: Viết chương trình OTA (Over-the-Air) và Update Firmware thông qua UART