Tại sao người phát triển phần mềm phải viết Bản kế hoạch nghề nghiệp

Cập nhật ngày: 27/04/2024 - Đã có 653 lượt xem bài viết này!
 Tại sao người phát triển phần mềm phải viết Bản kế hoạch nghề nghiệp
Một người tốt nghiệp Khoa học máy tính viết cho tôi: “Em tốt nghiệp năm ngoái và hiện thời làm việc như người phát triển ở một công ty phần mềm. Tại sao em vẫn cần bản kế hoạch nghề nghiệp sau khi có việc làm?”. Vậy theo các bạn có nhất thiết phải viết nó không nhỉ???

Tại sao người phát triển phần mềm phải viết Bản kế hoạch nghề nghiệp

Dù bạn là sinh viên đại học hay người phát triển phần mềm, bạn vẫn cần có bản kế hoạch để quản lí nghề nghiệp của bạn. Có việc làm là không đủ vì bạn có thể mất nó; cho nên bạn phải học để giữ việc làm của bạn. Nhưng giữ việc làm là không đủ vì bạn phải đi lên và thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Bản kế hoạch nghề nghiệp là bản lộ trình giúp bạn đạt tới mục đích của bạn. Bản kế hoạch nghề nghiệp thiết lập mọi bước bạn phải theo để có được việc làm, giữ việc làm, và trưởng thành trên việc làm của bạn bằng việc nhận diện các mục đích dài hạn và ngắn hạn để bạn đạt tới. Khi bạn là sinh viên, mục đích của bạn là học những kĩ năng nào đó và qua kì thi. Khi bạn tốt nghiệp, mục đích của bạn là có được việc làm. Sau khi có việc làm, mục đích của bạn là giữ nó và thăng tiến nó vào vị trí tốt hơn, đó là lí do tại sao bạn cần bản kế hoạch nghề nghiệp linh hoạt điều cho phép bạn thêm vào hay bớt ra các bước nào đó khi mục đích của bạn thay đổi.

Bằng việc có bản kế hoạch nghề nghiệp, bạn cũng có viễn kiến rõ ràng về con đường mà bạn phải lấy cũng như đánh dấu tiến bộ của bạn hướng tới mục đích của bạn. Bằng việc giám sát và cải tiến bản kế hoạch của mình, bạn có thể thiết lập những ưu tiên nào đó để giúp bạn khôi phục nếu bạn phạm sai lầm, hay đặt ra những bước mới khi bạn có tiến bộ ở công việc. Tất cả sinh viên của tôi đều nói với tôi rằng họ cảm thấy khác biệt với người khác sau khi hoàn thành bản kế hoạch nghề nghiệp của họ. Một sinh viên nói: “Bây giờ, em biết điều em muốn, em biết phải làm gì, và em biết tương lai của em sẽ là gì khi những người khác không có bản kế hoạch nghề nghiệp thì vẫn bước đi trong bóng tối mà không có phương hướng nào.” Một người tốt nghiệp khác quay lại và nói với tôi: “Sau khi có bản kế hoạch nghề nghiệp, mọi thứ là rõ ràng vì em biết em phải lấy bước nào để được đề bạt. Phần lớn các đồng nghiệp của em chỉ làm việc chăm chỉ và tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ giúp cho họ thành công. Đến cuối, em được đề bạt nhưng họ thì không.”

Là người phát triển, bạn nên biết bạn muốn tiếp tới sẽ ở đâu và những năng lực và kĩ năng của bạn là gì. Bạn phải nhận diện tri thức và kĩ năng nào bạn cần để đạt tới mục đích tiếp của bạn và viết ra mọi bước mà bạn cần đi theo. Tất nhiên, chúng có thể thay đổi trong tương lai, nhưng ít nhất với bây giờ bạn nên có một số bước mà bạn có thể theo được. Vị trí tiếp thông thường cho người phát triển phần mềm có thể là người phát triển cấp cao và lãnh đạo tổ kĩ thuật cho nên bạn sẽ cần nhận diện các kĩ năng phụ thêm mà bạn cần để có được các vị trí đó. Bên cạnh các kĩ năng kĩ thuật bạn cũng cần kĩ năng mềm thêm và điều này phụ thuộc vào tương tác của bạn với các thành viên tổ khác và người quản lí của bạn. Bạn cần hiểu rằng bạn càng làm việc tốt với mọi người trong tổ, bạn càng trở thành người lãnh đạo tốt hơn của họ. Đây là bước cần thiết nơi bạn học nhiều hơn về quản lí dự án trước khi bạn có thể chuyển sang vị trí người quản lí dự án.

Từ vị trí người quản lí dự án, bạn sẽ học nhiều hơn về cách công ti của bạn vận hành và cách doanh nghiệp được quản lí nơi bạn cũng tương tác với người doanh nghiệp khác và bạn có thể xác định bước tiếp và cách tiếp cận của bạn. Nếu bạn vẫn muốn ở lại trong khu vực kĩ thuật bạn có thể đặt mục đích trở thành kiến trúc sư cấp cao nơi bạn dùng kĩ năng kĩ thuật và kinh nghiệm để thiết kế kiến trúc cho nhiều dự án phần mềm. Bạn có thể tổ hợp các kĩ năng kĩ thuật và quản lí của bạn để chuẩn bị làm kĩ sư yêu cầu, hay người phân tích doanh nghiệp nơi bạn làm việc với khách hàng và người dùng và phát triển các yêu cầu cho dự án. Con đường khác là chuyển hoàn toàn vào khu vực quản lí nơi bạn tương tác với quản lí cấp cao của công ti và đặt mục đích của bạn là giám đốc phần mềm, Giám đốc công nghệ (CTO) hay thậm chí Giám đốc thông tin (CIO).

Tất nhiên tuỳ theo kích cỡ công ti mà bạn có nhiều tuỳ chọn. Tuy nhiên có bản kế hoạch nghề nghiệp sẽ giúp bạn làm từng bước theo cách có tổ chức nơi bạn học cách định vị bản thân bạn trong công ti. Một bản kế hoạch nghề nghiệp tốt phải dựa trên tham vọng cá nhân của bạn, tri thức và kĩ năng của bạn cũng như hiệu năng của bạn trong công ti. Bạn nên xác định, tổ chức bản kế hoạch nghề nghiệp của bạn và giám tiến bộ của bạn v.v. Bạn sẽ biết rằng giữ việc làm của bạn còn khó hơn nhiều so với có được việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp lại còn khó hơn việc giữ việc làm vì bạn bao giờ cũng cần nhiều tri thức hơn, các kĩ năng phụ thêm, đặc biệt kĩ năng mềm vì chính kĩ năng mềm của bạn mới giúp cho bạn thăng tiến sang vị trí tiếp của bạn. Không có cách dễ dàng để đi lên nhưng với việc lập kế hoạch cẩn thận cho nghề nghiệp của bạn và quyết tâm, bạn sẽ thành công.
 

BTV.Trần Thị Thu Trang
Phòng Truyền Thông IMicroSoft Việt Nam
Hotline: 0916 878 224
Email: trangttt2@imicrosoft.edu.vn

 

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

 

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục