Làm Freelancer Giúp Tôi Tăng Thu Nhập 300%

Cập nhật ngày: 25/04/2024 - Đã có 801 lượt xem bài viết này!
Làm Freelancer Giúp Tôi Tăng Thu Nhập 300%
Điểm cộng của nghề freelancer chính là: 1) có sự yên tĩnh để thoả sức sáng tạo và chủ động trong công việc, 2) thu nhập cao hơn, 3) tự do về thời gian và địa điểm.

Làm Freelancer Giúp Tôi Tăng Thu Nhập 300%

Cùng đọc bài phỏng vấn với anh Nguyễn Việt Nam Khanh – một freelancer toàn thời gian – để tìm hiểu:

-  Vì sao anh chọn làm một freelancer toàn thời gian?
-  Kỹ năng nào là quan trọng nhất với một freelancer và cách để hoàn thiện chúng.
-  Cách anh tiếp thị bản thân để nhận được nhiều dự án hơn, và tăng thu nhập gấp 3 lần.

Tiểu sử: Anh Khanh tốt nghiệp ĐH Nông Lâm ngành CNTT năm 2007. Khi ra trường anh làm cho Techfos – một công ty làm sản phẩm giống Nhóm Mua cho công ty mẹ ở Mỹ, trong ba năm. Đến năm 2010, anh chuyển sang Agnus VietNam. Làm được một năm thì anh chuyển sang làm freelancer đến giờ.

Vì sao anh chọn trở thành một freelancer toàn thời gian thay vì làm một developer cho một công ty rồi làm freelance sau giờ làm việc?

Trở thành freelancer không khó nhưng kiếm tiền hoàn toàn từ công việc freelancer thì không dễ chút nào. Anh vẫn nhớ rõ dự án đầu tiên anh chỉ nhận được $8, một con số rất nhỏ so với công sức bỏ ra. Nhưng sau khi hoàn thành, anh rất hạnh phúc. Và anh chọn công việc này vì:

1) Anh được thoả sức sáng tạo và chủ động trong công việc. Ví dụ khi làm việc cho công ty, developer ít khi được lựa chọn công nghệ mình thích để làm dự án. Khi làm freelance, anh có thể chọn công việc theo công nghệ anh thích, và trực tiếp thương lượng với khách hàng.

Anh cảm thấy hạnh phúc mỗi khi nhận được dự án mới, và buồn mỗi khi thương thuyết với khách hàng thất bại. Đó là những cảm xúc mà em không thể cảm nhận khi làm developer ở một công ty.

2) Giúp anh gia tăng thu nhập. Hơn bốn năm trước, khi anh quyết định nghỉ việc làm freelance, gia đình anh lo lắng vì mọi người đều cho rằng đây là công việc không ổn định. Ban đầu anh cũng lo, không biết kiếm được đủ khách hàng không, không biết làm freelancer có phát triển được bản thân không, và nhiều nhiều cái lo khác nữa.

Khi quyết định xin nghỉ ở công ty anh chưa có nhiều khách hàng để bảo đảm thu nhập, tuy nhiên anh thấy có vô số freelancer thu nhập vài ngàn đô một tháng. Họ chính là động lực để anh tin tưởng vào quyết định của mình, và thực tế thì sau vài tháng, mức lương khi anh làm freelance gấp 3 lần mức lương khi anh còn làm ở công ty.

3) Anh thích sự tự do về thời gian và địa điểm của công việc này. Làm hành chính thì phải ràng buộc làm việc 8:00 – 17:00, ít thời gian cho gia đình. Làm freelancer thì mình chủ động sắp xếp công việc để có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn. Ví dụ có khi anh về quê thăm nhà trong hai tuần nhưng vẫn có thể làm việc, vì công việc freelance chỉ cần có laptop và internet.

Ngôn ngữ lập trình chính của anh là gì? Vì sao anh lại chọn ngôn ngữ đó? Và việc tập trung phát triển một ngôn ngữ có quan trọng đối với sự phát triển của freelancer?

Ngôn ngữ code chính của anh là Ruby on Rails. Anh chọn Ruby on Rails thứ nhất là vì nó gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên và dễ tìm hiểu. Từ khi bắt đầu cho đến giờ, anh thường xuyên học hỏi Ruby on Rails tại các website sau:

-  //railscasts.com/
-  https://www.codeschool.com
-  //rubyonrails.org

Lý do thứ hai là khoảng thời gian anh bắt đầu đi làm, Ruby dev rất hiếm, chọn Ruby cho anh cơ hội kiếm thu nhập cao hơn.

Cuối cùng, anh nghĩ chi phí phát triển sản phẩm bằng Ruby thấp nên xu hướng khách hàng chọn để làm các dự án startup sẽ là Ruby.

Theo quan điểm cá nhân anh, chỉ cần biết sâu một ngôn ngữ thì cơ hội nghề nghiệp nói chung là freelance nói riêng là rất rộng mở. Vì càng có nhiều kinh nghiệm, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng càng cao, tránh được nhiều bug, nâng cao được sự hài lòng của khách hàng.

Điểm khác nhau lớn nhất giữa freelancer và developer là gì?

Làm freelancer thì mình phải đóng nhiều vai trò cùng lúc, vừa là BA lấy yêu cầu công việc, vừa là ông chủ ký hợp đồng với khách hàng, vừa làm tech architect thiết kế cơ sở dữ liệu, vừa làm developer phát triển sản phẩm, cuối cùng là tester để kiểm tra chất lượng cuối cùng. Quan trọng nhất, mình phải giải quyết mọi vấn đề gặp phải mà không có người hướng dẫn.

Làm developer thì mình chỉ phải phát triển, deploy sản phẩm và fix bug nếu có.

Điểm cộng và điểm trừ của công việc freelance là gì?

Điểm trừ duy nhất là phải làm việc bất chấp sự khác biệt múi giờ. Anh có làm việc với nhiều khách hàng nước ngoài, nhiều khi họ có vấn đề muốn trao đổi với mình thì dù có là 5 giờ sáng hay 12 giờ khuya, mình cũng phải thức để nói chuyện với họ, bởi giao tiếp là cái quan trọng nhất khi mình làm freelance.

Điểm cộng chính là những lý do anh chọn nghề freelance: 1) có sự yên tĩnh để thoả sức sáng tạo và chủ động trong công việc, 2) thu nhập cao hơn, 3) tự do về thời gian và địa điểm.

imicrosoft-con-duong-it-freelancer

Góc làm việc nhỏ của anh Khanh

Sai lầm lớn nhất anh từng mắc phải là gì? Anh đã vượt qua như thế nào và anh học được gì từ nó?

Anh từng mắc sai lầm khi nhận nhiều dự án cùng lúc và nghĩ mình có thể làm tốt tất cả. Tuy nhiên, anh đã bị quá tải, dẫn đến chất lượng sản phẩm giao cho khách hàng không tốt. Cá nhân anh còn có dấu hiệu kiệt sức, suy nhược.

Vì khách hàng không hài lòng với sản phẩm, nên anh phải nhận đánh giá không tốt của khách hàng hiện lên profile của anh. Đó là một hậu quả nghiêm trọng, vì nếu nhận quá nhiều đánh giá không tốt từ khách hàng, tài khoản của anh trên Upwork có thể bị khoá luôn.

Từ đó, anh không nhận nhiều dự án cũng lúc nữa. Mỗi ngày, anh dành 6-7 giờ cho công việc, 2-3 giờ để phát triển bản thân.

Phát triển bản thân ở đây là học hỏi những công nghệ mới trong phạm vi công việc của mình. Ví dụ mỗi ngày đều có nhiều công nghệ mới ra đời liên quan đến Rails mà anh không thể đọc ngay được. Vì vậy, anh sử dụng Thunderbird với công nghệ RSS để sưu tập những bài viết hay lại rồi cuối ngày hay khi có thời gian thì anh đọc.

Kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với sự thành công của một freelancer?

Giao tiếp quyết định 90% thành công của dự án vì vậy nó là kỹ năng quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của một freelancer.

Lúc anh mới làm freelancer, có một khách hàng giao cho anh một ticket nhưng phần nội dung công việc mô tả vô cùng ngắn gọn. Do chưa có kinh nghiệm, nên anh đọc rồi cứ cho rằng suy nghĩ của mình chính là cái mà khách hàng muốn. Đến khi giao sản phẩm, khách hàng bảo ý họ không phải vậy. Lúc đó, anh phải nói chuyện rất lâu với khách hàng để xác định lại yêu cầu của họ, và làm lại sản phẩm từ đầu, không tính thêm tiền.

Anh học được một bài học đắt giá là khi nhận yêu cầu công việc, mình phải xác nhận lại từng yêu cầu nhỏ trong bảng mô tả công việc và xác nhận chính xác từng hành động mình sẽ làm để hoàn thành dự án. Nếu khách hàng đồng ý thì mình làm.

Ngoài ra, việc trao đổi này cần được ghi nhận lại, ví dụ thông qua email, Skype chat… để sau này nếu khách hàng không thừa nhận thì mình có bằng chứng.

Anh có lời khuyên nào dành cho các bạn có định hướng làm freelance toàn thời gian như anh?

Vì giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự nghiệp freelancer nên anh khuyên các bạn cần cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Ví dụ, khi nhận yêu cầu khách hàng thì phải HỎI lại mọi thứ có trong yêu cầu đó để xác nhận chính xác hành động nào mình cần phải làm. Sau khi trao đổi mọi thứ thì nên tóm tắt trong một email và gửi cho khách hàng xác nhận. Nếu có bất cứ điều gì mình muốn thay đổi trong quá trình làm thì cũng trao đổi với khách hàng để nhận được sự đồng ý của họ trước khi làm.

Anh thường dùng những trang nào để tìm khách hàng? Anh thích trang nào nhất?

Anh thường tìm khách hàng trên Upwork, Freelancer.com, ELance, Staff.com.

Tất cả đều là trang tìm việc freelance, nhưng điểm khác nhau nằm ở chất lượng khách hàng.

Upwork
 

Anh thích sử dụng Upwork nhất vì đa số khách hàng đều chuyên nghiệp, đáng tin cậy, giao tiếp tốt. Ngoài ra, Upwork có cơ chế lưu đánh giá của khách hàng trên profile mà nếu ai bị khách hàng phàn nàn nhiều lần thì Upwork xoá profile của họ luôn. Điều này giúp Upwork đảm bảo những freelance developer của họ là toàn chuyên nghiệp. Upwork còn có công cụ giúp anh quản lý thời gian khi làm dự án khá tốt.

Điểm trừ duy nhất của trang này là mình mất 10% phí cho họ trên mỗi dự án.

Quá trình anh tìm và làm một dự án freelance như thế nào?

Anh vào các website nói trên và tìm công việc phù hợp với các kỹ năng của mình, rồi soạn một “CV” để thể hiện những kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc mà khách hàng nêu ra. Khi khách hàng phản hồi thì mình trao đổi yêu cầu công việc, chi phí, thời gian, rồi mình bắt tay vào làm, đến hẹn thì giao sản phẩm và nhận tiền.

Anh làm cách nào để giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng?

-  Điều quan trọng nhất để giữ mối quan hệ với khách hàng chính là sự trung thực và chuyên nghiệp.
-  Anh thích làm việc lâu dài với nhiều dự án cho một khách hàng, vì việc khách hàng quay lại tìm mình là thước đo thể hiện mình có làm việc tốt hay ko.
-  Anh có một khách hàng làm chung được khoảng ba năm. Anh thích làm việc với khách hàng này vì họ có hiểu biết về kỹ thuật và có khả năng giao tiếp, truyền đạt yêu cầu rất tốt. Đây cũng là kiểu khách hàng mà anh thích làm việc chung nhất.
-  Một dự án thành công phải dựa trên giao tiếp hai chiều. Nếu mình giao tiếp tốt mà khách hàng giao tiếp không tốt, không nói rõ được ý họ muốn gì thì dự án cũng không thành công. Ví dụ có lần anh làm với khách hàng mà anh email họ mấy ngày, họ không trả lời, khiến dự án của anh trễ tiến độ.

Anh ước tính thời gian và chi phí cho một dự án như thế nào?

-  Dựa trên độ phức tạp của dự án mà anh ước tính. Trên Upwork có hai dạng dự án, 1) giá cố định, 2) theo giờ. Anh thường nhận dự án trả theo giờ. Anh xem dự án đó độ lớn bao nhiêu, cần làm những task gì rồi ước chừng thời gian có thể hoàn thành công việc.
-  Về giá trên mỗi giờ thì thông thường anh và các bạn freelancer khác định giá dựa vào kinh nghiệm, khả năng của mình. Mức giá thông thường cho 1 giờ làm việc của anh là khoảng $27.
-  Các bạn cũng có thể tham khảo profile của những anh/chị freelancer khác trên Upwork rồi “định giá” cho bản thân mình. Nếu thấy dự án khó quá mà mình cần bỏ nhiều công sức hơn thì cứ thương lượng mức giá cao hơn.

Anh Khanh cùng gia đình nhỏ của mình

Đã từng có khách hàng nào muốn thương lượng mức giá thấp hơn chưa? Và anh đã xử lý tính huống đó thế nào?

-  Tất nhiên là có. Vì bản chất khách hàng tìm freelance là những người có ngân sách thấp, họ muốn giảm chi phí cho nhân sự cố định.
-  Để thuyết phục họ thì anh cho họ thấy là anh có nhiều năm kinh nghiệm, tốc độ làm việc nhanh, nhận được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng. Nói chung, đó là những thứ mà anh đã trình bày trong CV của mình. Anh chỉ lặp lại, nhấn mạnh ưu điểm của mình để thuyết phục rằng số tiền họ bỏ ra là xứng đáng.
-  Cũng có trường hợp khách hàng có ý tưởng sản phẩm tốt, phục vụ cho cộng đồng thì anh sẵn sàng giảm giá. Ví dụ lúc trước anh có làm việc với khách hàng có ý tưởng website giống Foody bây giờ, giúp giới thiệu địa điểm ăn uống và thực khách có thể tham gia đánh giá, bình luận. Lúc đó anh đã giảm giá, vì anh nghĩ dự án này thành công thì sẽ phục vụ được cho cộng đồng người đam mê ẩm thực Việt Nam.

Anh làm gì để tiếp thị bản thân và nhận được nhiều dự án hơn?

Làm tốt công việc của mình chính là cách tiếp thị bản thân tốt nhất, ngoài ra làm freelance thì nên đầu tư một website cá nhân để đưa thông tin những dự án mình từng làm, kỹ năng mình có, và để khách hàng liên hệ với mình.

Nhận được dự án từ khách hàng là cả quá trình, vì khách hàng cần xác định kỹ năng của mình có phù hợp với dự án không, sự am hiểu của mình về lĩnh vực mà dự án đang làm đến đâu. Trước khi giao tiếp với khách hàng, anh dành nhiều thời gian tìm hiểu sản phẩm của họ, lĩnh vực họ kinh doanh, công nghệ họ đang cần. Điều này giúp anh tăng khả năng nhận được dự án, vì khách hàng thấy được sự đầu tư và tỉ mỉ của anh đối với dự án.

Ngoài ra còn một cách để tự quảng bá bản thân mình nữa chính là đóng góp cho cộng đồng, ví dụ như viết một thư viện cho mọi người dùng. Ngoài việc đóng góp cho cộng đồng, mình sẽ nhận được tín nhiệm từ nhiều người, trong đó có cả khách hàng. Đây là kế hoạch mà anh dự định làm trong thời gian tới.


BTV.Trần Thị Thu Huyền
Phòng Truyền Thông IMicroSoft Việt Nam
Hotline: 0916 878 224
Email: huyenttt@imicrosoft.edu.vn

 

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

 

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục