Con Đường Sự Nghiệp Nào Cho IT Freelancer?

Cập nhật ngày: 29/03/2024 - Đã có 996 lượt xem bài viết này!
Con Đường Sự Nghiệp Nào Cho IT Freelancer?
Các bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn làm Freelancer toàn thời gian (bao lâu thì tùy vào định hướng của các bạn) nhưng cũng cần dành thời gian làm việc toàn thời gian ở các môi trường khác nhau như công ty lớn, công ty nhỏ, Startup, Outsourcing, Product…

Con Đường Sự Nghiệp Nào Cho IT Freelancer?


Đọc phỏng vấn với anh Nguyễn Mậu Quang Vũ – Sáng lập của Liti Solutions và cũng từng là một IT Freelancer toàn thời gian để biết được:

-  Lý do anh chọn làm Freelancer toàn thời gian.
-  Những khó khăn, thuận lợi khi làm Freelancer toàn thời gian.
-  Con đường sự nghiệp thích hợp cho một Freelancer.

Tiểu sử: Anh Vũ tốt nghiệp trường ĐH Bách Khoa TPHCM và bắt đầu làm Freelance Web Developer toàn thời gian từ đó. Ngoài việc tự nhận dự án về làm, anh Vũ còn tham gia các hoạt động khởi nghiệp, phát triển sản phẩm và làm Speaker cho các Meetup chuyên về kĩ thuật. Anh cũng là Sáng lập của Liti Solutions và trải qua nhiều dự án khác nhau từ làm game, thương mại điện tử đến thực tế ảo.

Chào anh Vũ! Vì sao anh lại chọn làm Freelancer toàn thời gian?

Anh đã từng làm thực tập ở hai công ty và cảm thấy rằng môi trường văn phòng không phải là điều kiện phù hợp cho anh tự do phát triển. Thật ra, khi bạn mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều chỉ có kiến thức học thuật và kỹ năng sơ khai thôi thì chỉ có thể làm Developer ở vị trí thấp nhất. Vì vậy, bạn sẽ thiếu thời gian học những công nghệ mới, không có cơ hội trải nghiệm những kĩ thuật tiên tiến hơn. Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm những dự án về ngôn ngữ Go mà cty yêu cầu chỉ làm với ngôn ngữ .NET, Java thì sẽ hạn chế tốc độ phát triển của mình.

Do đó, anh lựa chọn làm Freelancer toàn thời gian để có thể thử sức qua nhiều dự án mới, trải nghiệm nhiều công nghệ khác nhau, làm việc trực tiếp với khách hàng và rèn luyện các kỹ năng khác nhau như quản lý dự án, Business Analyst… mà với con đường thông thường sẽ có ít khả năng được tiếp cận.

Vậy việc làm Freelancer toàn thời gian đã giúp anh đạt được những gì?

Khi làm những dự án riêng, anh học được rất nhiều kĩ năng như cách làm việc trực tiếp với khách hàng, hiểu được quy trình nghiệp vụ, kỹ năng team-work… Tuy nhiên, có hai điều quan trọng nhất mà anh học được:

Kỹ năng quản lý, phụ trách hoán toàn một dự án. Khi nhận dự án về làm chung với nhóm của mình, anh đóng vai trò là Bussiness Analyst làm việc trực tiếp với khách hàng để phân tích requirement của dự án, đưa ra những phản hồi về requirement. Sau đó, anh phát triển các version của sản phẩm rồi trả lại khách hàng để họ phản hồi. Quá trình phản hồi và điều chỉnh liên tục trong quá trình sử dụng giúp anh dần dần có cái nhìn chắc chắn hơn về nhiệm vụ của khách hàng, cùng với nghiệp vụ kinh doanh và cách lập quy trình trong một dự án phần mềm ra sao. Tính năng này giúp khách hàng của mình ở điểm nào, từ đó có động lực để cả nhóm phát triển.

Có một dự án cho thương mại điện tử mà anh rất tâm đắc là công cụ hỗ trợ nhân viên của shop phụ kiện trả lời tin nhắn, bình luận của khách hàng trên Fanpage. Khi khách hàng bình luận, nhân viên của shop phải trả lời liên tục nên mất rất nhiều thời gian, công sức và cũng rất khó theo dõi. Thế là anh đã làm ra một công cụ giúp tập hợp tất cả tin nhắn, bình luận lại và các nhân viên sẽ thay nhau trả lời trên đó luôn, giúp giảm đi một nửa thời gian trả lời bình luận, tin nhắn của nhân viên và còn giúp Fanpage này cải thiện điểm “Responsive” nữa.

Nhờ những dự án Freelance được đưa ngay vào sử dụng sau khi phát triển một tính năng, nhận được phản hồi ngay và biết được nó giúp khách hàng như thế nào mà cả nhóm rất có động lực trong công việc và cầu tiến hơn trong sự nghiệp.

Nhờ làm Freelance toàn thời gian nên anh có thời gian khoảng 1-2 tuần để bước qua một nhịp sống mới: tham gia vào các cuộc thi, giải quyết những vấn đề mới, thiết kế ra những sản phẩm mới, tất bật hoàn thành nó và giành giải mang về. Sau đó lại quay lại với cuộc sống thường ngày. Những trải nghiệm như vậy giúp anh thêm gia vị và hứng khởi trong công việc. Điều này giúp anh vận dụng được hết những thứ mình học, khám phá được.

Anh Vũ (thứ ba từ trái qua) chụp hình lưu niệm khi thắng Giải nhất khu vực TPHCM trong cuộc thi NASA Space App Challenge 2014

Còn những khó khăn khi làm Freelancer toàn thời gian thì sao?

Khó khăn thì nhiều bạn đã nói rồi nên anh nghĩ anh sẽ nói về điểm trừ của nó. Đó là khi làm Freelancer toàn thời gian, bạn sẽ được tiếp cận với nhiều dự án nhưng lại thiếu điều kiện tiếp xúc với hệ thống lớn, đang vận hành với quy mô người dùng lớn và những ràng buộc về quy tắc ứng xử của một tập thể lớn.

Do đó, một cách tốt hơn là bạn có thể kết hợp giữa việc nhận dự án về làm Freelance ngoài giờ và làm toàn thời gian cho một vài công ty trong khoảng 6 tháng đến 1 năm, từ công ty Start-up cho đến công ty dịch vụ rồi công ty lớn. Việc kết hợp giữa thời gian làm Freelance thêm và làm tại công ty sẽ giúp bạn trải nghiệm qua nhiều dự án với tính chất công việc khác nhau. Từ đó, bạn có thể định hướng đi xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình.

Vậy anh nghĩ các bạn Developer trẻ có nên thử sức làm Freelancer toàn thời gian không?

Các bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn làm Freelancer toàn thời gian (bao lâu thì tùy vào định hướng của các bạn) nhưng cũng cần dành thời gian làm việc toàn thời gian ở các môi trường khác nhau như công ty lớn, công ty nhỏ, Startup, Outsourcing, Product… Điều đó giúp bạn có được nhiều trải nghiệm phong phú trong nghề IT và tích lũy được nhiều kỹ năng quan trọng. Từ đó lựa chọn được con đường sự nghiệp của mình.

Anh quan điểm rằng, đến năm 30 tuổi bạn cần tích lũy được một trong số các kỹ năng cao hơn như kỹ năng quản lý, phát triển sản phẩm hoặc kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu để có được đà tiến xa hơn trong sự nghiệp. Nếu không thì bạn sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu vì các công ty sẽ lựa chọn những Developer trẻ với khả năng học hỏi nhanh hơn cùng mức phí thấp hơn.

Trong thời gian này, anh cũng đi làm Speaker cho khá nhiều Meetup. Việc này có giúp ích gì cho công việc của anh không?

Giúp rất nhiều. Điều anh đạt được lớn nhất trong việc làm Speaker là kỹ năng thuyết trình, trình bày được kiến thức của mình đã học được cho mọi người. Điểm đặc trưng của một Developer giỏi, ở một “level” cao hơn hẳn là phải truyền được những cái mình học được cho người khác và giúp cho họ có thể “thay thế được mình”. Khi bạn làm việc trong một nhóm kỹ thuật, bạn cần có một ai khác có thể “backup” được kiến thức của mình. Những khi bạn đi vắng, nghỉ dưỡng hay có sự cố gì thì phải có người đảm đương được công việc mình làm. Còn khi làm ở vai trò Team Leader, việc đào tạo được một người khác trong nhóm lên thay vị trí mình sẽ giúp bạn có thể chuyển sang một dự án mới, một nhiệm vụ mới.

Ngoài ra, việc trình bày lại kiến thức, kinh nghiệm cho cộng đồng là một cách hay để ôn lại và nắm vững hơn cái mình biết. Mình chỉ hiểu sâu được kiến thức chỉ khi mình truyền đạt lại nó cho người khác.

Anh có mắc sai lầm gì trong suốt thời gian làm việc không?

Có một sai lầm mà anh mắc phải khi nhận các dự án Freelance là thích áp dụng những kĩ thuật mới vô trong dự án của mình. Vì làm Freelance luôn được tự do lựa chọn dùng các kĩ thuật, công nghệ mà mình muốn nên anh cứ thế… thử. Đánh đổi là rủi ro: những lỗi mới xuất hiện mà mình chư từng gặp, tiến độ dự án bị ảnh hưởng, không sử dụng lại được mã nguồn cũ cho những dự án mới.

Tuy nhiên đây cũng là những trải nghiệm thú vị trong quá trình làm Freelancer, vì bạn sẽ không được tự do như vậy trong môi trường công ty đâu (Cười). Việc trải qua nhiều kỹ thuật khác nhau giúp anh có thêm kinh nghiệm khi chọn được các kỹ thuật phù hợp nhất cho dự án sau này khi đã làm Tech Lead.

Anh nhận xét gì về thế hệ Developer Việt trẻ ngày nay, qua những lần anh đi chia sẻ với họ?

Các bạn Developer trẻ hiện giờ rất nhiệt huyết, chủ động tìm hiểu kĩ thuật mới, học hỏi nâng cao trình độ. Rất nhiều website, ebook dạy lập trình… nên các bạn có nhiều nguồn để tiếp cận việc lập trình. Tuy nhiên, cũng chính vì các khóa học, website dạy lập trình ra đời nhiều mà các bạn hiểu nhầm: học lập trình rất dễ. Những bạn học xong, làm được một trang một App, một Website và tưởng rằng mình đã biết lập trình thì đó là một sự hiểu nhầm rất lớn.

Trong lĩnh vực này, cái các bạn cần là trang bị kiến thức nền về kiến trúc máy tính, cơ chế hoạt động của ngôn ngữ máy tính, những thuật toán, cấu trúc dữ liệu... Còn công nghệ chỉ là cái “ngọn” và thay đổi thường xuyên. Như các bạn thấy nghề lập trình Android/iOS hiện nay đang rất HOT, thực ra chỉ mới bắt đầu từ năm 2008 khi iPhone ra đời và cho phép viết App. Trong những năm tới, các kỹ thuật khác như Internet of Things, Data Mining, Virtual Reality… sẽ lại trở nên HOT. Kể cả lập trình Web, Back-end cũng thay đổi rất nhiều trong 10 năm vừa qua. Khi làm việc trong một thế giới công nghệ thay đổi thường xuyên như vậy thì kiến thức nền, tư duy logic và khả năng tự học mới là điều sẽ theo bạn suốt đời, giúp bạn dễ thích ứng với sự phát triển của công nghệ.

imicrosoft-con-duong-it-freelancer

Anh Vũ chia sẻ trong một sự kiện của group Innovatube Tech Talk. Ngoài ra, anh còn là Speaker của các Tech event khác như Barcamp Saigon, Techcamp Uni Saigon, JavaScript Meetup, Golang Meetup, Grokking Engineer Tech Talk…

Anh có thể cho biết con đường sự nghiệp nào thích hợp cho những bạn cũng đang muốn làm Freelancer toàn thời gian như anh?

Nếu bạn đang trong 3 năm đầu của sự nghiệp thì có thể làm Freelancer toàn thời gian trong khoảng 1 năm. Sau đó nên dành thời gian làm việc toàn thời gian từ 6 tháng đến 1 năm trong các công ty khác nhau, với môi trường khác nhau như Outsourcing, Product, công ty lớn, công ty nhỏ…

Tranh thủ 3 năm này trải nghiệm qua những vị trí, kĩ thuật ở các loại hình công ty, dự án Freelance khác nhau sẽ giúp cho bạn thấy được mình đang nằm ở đâu trong thế giới công nghệ, thấy được định hướng nào là phù hợp với mình: làm Developer, Project Manager hay Product Manager. Sau thời gian 3 năm, tùy theo mỗi người sẽ có những lựa chọn riêng:

Nếu muốn làm thuần túy về kỹ thuật và phát triển chuyên sâu hơn như Software Engineer, Software Architect… thì bạn nên chọn các công ty Product vì dễ tiếp cận với kĩ thuật mới, sẽ làm được với những hệ thống quy mô lớn. Chỉ cần 2-3 năm kinh nghiệm là bạn có thể kiếm được mức lương rất tốt tại các công ty nước ngoài lớn.

Nếu bạn chọn làm Project Manager thì phải trao dồi nhiều về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý vì tính chất công việc của vị trí này không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật mà đòi hỏi cách làm việc với con người. Bạn có thể bắt đầu bằng việc làm Freelancer toàn thời gian rồi dần học các chứng chỉ vềProject Management. Sau đó, ứng tuyển vào các công ty Outsourcing.

Nếu chọn làm Product Manager thì nên vào những công ty chuyên về làm sản phẩm phục vụ cho người dùng cuối cùng, chẳng hạn như các website, platform cho Ecommerce. Khi trực tiếp làm việc với người dùng, bạn thấy được họ cần tính năng gì, biết cách thiết kế sản phẩm như thế nào để thỏa mãn người dùng.
Anh có những resource hay nào muốn chia sẻ cho các bạn Developer khác?

Anh yêu thích những quyển sách đại cương về lập trình dưới đây muốn giới thiệu cho các bạn:

-  Learning to Program – Steven Foote: Cuốn sách dành cho các bạn mới bắt đầu học lập trình, biết được những khái niệm cơ bản như làm thế nào chúng ta ra lệnh được cho máy tính cho đến cách thức làm việc trong một nhóm lập trình để tạo ra phần mềm.
-  Code Complete – Steve McConnell: Cuốn sách kinh điển hướng dẫn lập trình viên không chỉ biết viết mã, còn còn phải viết cho hiệu quả, viết cho rõ ràng cùng với tư duy như thế nào để tạo ra một phần mềm có chất lượng tốt.
-  Eloquent JavaScript – Marijn Haverbeke: Cuốn sách kinh điển hướng dẫn lập trình viên không chỉ biết viết mã, còn còn phải viết cho hiệu quả, viết cho rõ ràng cùng với tư duy như thế nào để tạo ra một phần mềm có chất lượng tốt.
-  Cracking The Coding Interview – Gayle Laakmann McDowell: Giúp các bạn hệ thống lại kiến thức nền cũng như chuẩn bị cho việc phỏng vấn công việc mới.


BTV.Trần Thị Thu Huyền
Phòng Truyền Thông IMicroSoft Việt Nam
Hotline: 0916 878 224
Email: huyenttt@imicrosoft.edu.vn

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục