7 khái niệm chính về Android bạn cần biết

Cập nhật ngày: 25/04/2024 - Đã có 1159 lượt xem bài viết này!
7 khái niệm chính về Android bạn cần biết
Mặc dù nền tảng Android đang mở và đượctùy chỉnh, người dùng Android đã quen với các cấu trúc được Google phát triển cho các thiết bị Android. Hơn nữa, việc sử dụng các khái niệm Android này rất quan trọng trong việc phát triển một ứng dụng nhanh chóng – tùy chỉnh thiết kế Android có thể mất công hơn 10 lần!

7 khái niệm chính về Android bạn cần biết

Mặc dù nền tảng Android đang mở và đượctùy chỉnh, người dùng Android đã quen với các cấu trúc được Google phát triển cho các thiết bị Android. Hơn nữa, việc sử dụng các khái niệm Android này rất quan trọng trong việc phát triển một ứng dụng nhanh chóng – tùy chỉnh thiết kế Android có thể mất công hơn 10 lần!


 

Android UI Controls

Android cung cấp một số control giao diện chuẩn cho phép đa dạng trải nghiệm người dùng. Các nhà thiết kế và nhà phát triển phải hiểu rõ tất cả các control này vì lý do sau:

  • Công việc được thực hiện nhanh hơn. Có thể tốn công sức 10 lần để xây dưng 1 control tùy chỉnh hơn là sử dụng Android control  chuẩn.
  • Chúng đảm bảo hiệu suất tốt. Tùy chỉnh control hiếm khi hoạt động như mong đợi trong lần thực hiện đầu tiên. Bằng cách sử dụng chúng, bạn không cần phải kiểm tra, sửa đổi và cải tiến như làm trên các control tùy chỉnh. Hơn nữa, mặc dù người thiết kế sẽ dành nhiều thời gian để suy nghĩ về cách kiểm soát, nhưng có thể không phải lúc nào cũng nghĩ đến cách kiểm soát những control tùy chỉnh đó sẽ hoạt động như thế nào trong tay người dùng. Các items trên thiết bị di động thường cần phải mở rộng và co lại kích thước, vì chúng bị ép lại hoặc cuộn nếu chúng là một phần của danh sách. Do đó, việc tạo ra một control tùy chỉnh “thủ công” từ đầu có thể mất nhiều thời gian thiết kế và phát triển. Tuy nhiên, Google đã suy nghĩ về những vấn đề này,sau đó cho ra đời và phát triển các control chuẩn để hỗ trợ.
  • Người dùng Android mong đợi control chuẩn này. Thông qua việc tương tác với các ứng dụng Android, người dùng trở nên quen với control chuẩn của Android. Loại bỏ control Android chuẩn có thể gây nhầm lẫn và khó chịu cho người dùng, làm cho họ không muốn tải ứng dụng và sử dụng nó hằng ngày.

Với kiến thức vững chắc về control chuẩn của Android, dân thiết kế và lập trình viên có thể tăng tốc độ phát triển ứng dụng trong khi vẫn cung cấp cho người dùng trải nghiệm trực quan mà không thấy lạ lẫm.

Activities

Ứng dụng Android bao gồm “activities” là những hành động độc nhất, tập trung vào những hoạt động mà người dùng có thể thực hiện. Bởi vì nó có thể khó hoặc mất công để kéo, phóng to hoặc nhấp vào liên kết trên màn hình nhỏ, nên một ứng dụng chỉ hiển thị một hoạt động trên mỗi màn hình. Nó hiển thị cho người dùng với những thông tin liên quan nhất và cho phép họ khởi động một màn hình mới để biết thêm thông tin, hoặc nhấp vào nút “back” để xem hoạt động trước đó. Trong khi màn hình có thể có nhiều nhiệm vụ, nhưng nó sẽ chỉ giúp người dùng hoàn thành một hoạt động một lúc. Ví dụ như trong Gmail, người dùng chỉ có thể đọc nội dung email (phải) khi đã nhấp vào hộp thư có liên quan (bên trái). Bố trí này làm giảm số lượng thông tin hiển thị trên mỗi màn hình và cho phép người dùng dễ dàng điều hướng giữa hộp thư đến và văn bản tin nhắn.
 

Người dùng chỉ có thể đọc được mail nếu đã click vào Inbox

User Interactions

Khi người dùng lần đầu tải ứng dụng của bạn, họ sẽ đưa ra những đánh giá nhanh về tính hữu dụng và giao diện của ứng dụng trong vài phút đầu sử dụng. Do đó, điều quyết định để cân bằng sự sáng tạo trong ứng dụng với sự tương tác người dùng phải được cân nhắc. Bao gồm :

Hard Buttons: bao gồm nút Back, Menu, Home và Search.Soft button lặp lại các tính năng này sẽ chỉ gây nhầm lẫn cho người dùng. Hơn nữa, hành động nút back đòi hỏi sự khéo léo và cần được xác định trước cho mỗi màn hình, vì nó không phải lúc nào cũng đơn giản quay trở lại hoạt động trước đó. Hầu hết các điện thoại di động, ví dụ, cung cấp cả 2 chức năng ” cuộc gọi đến” và chức năng “bắt đầu gọi”. Khi người dùng đã trả lời và kết thúc cuộc gọi, họ sẽ không mong quay lại chức năng “cuộc gọi đến” khi nhấn vào nút “back”, nhưng thay vào đó là màn hình xảy ra trước khi có cuộc gọi đến. Nếu ứng dụng chỉ cung cấp một hoạt động, nút quay lại sẽ đưa người dùng đến trang chủ của thiết bị.

Long press elements: Các mục của một danh sách có thể được nhấn lâu hơn để mở context menu để biết thêm thông tin thứ cấp. Ví dụ: ứng dụng danh sách “phải làm” thường sử dụng tương tác cảm ứng để đánh dấu một tác vụ đã hoàn thành và cảm ứng “nhấn lâu” để hiển thị một context menu có chức năng “chỉnh sửa” hoặc “xóa”.

Layouts

Màn hình giao diện người dùng Android thường được thay đổi kích thước, cả khi đang di chuyển bằng kéo và zoom cũng như khi khởi động để điều chỉnh kích thước của các thành phần phù hợp với màn hình của thiết bị mà nó đang chạy. Để tận dụng tối đa kích thước màn hình và xử lý việc thay đổi kích thước một cách nhẹ nhàng, Android cung cấp một số lựa chọn layouts.

Đầu tiên, các nhà phát triển Android chỉ định mỗi màn hình nên dùng linear layout để quản lý các kiểu control theo chiều dọc hay chiều thẳng đứng, relative layout để quản lý sự tương tác trong mối quan hệ với nhau. Linear layout là phổ biến nhất, như trong ví dụ dưới đây. Ở bên trái, các control chỉ kéo dài để phù hợp với văn bản và được đặt trong một đường ngang. Trong chính giữa bức ảnh, tương tự nhưng theo cách bố trí theo chiều dọc. Ở bên phải, duy trì bố cục theo chiều dọc nhưng button ở giữa kéo dài để phù hợp với màn hình hơn là văn bản.

Relative layout xác định vị trí control bằng sự liên hệ của chúng với các thành phần khác trên cùng một màn hình. Trong ví dụ dưới đây từ blog droidcake.com, nút “OK” đặt bên dưới nhóm nút radio. Nút “Cancel” được đặt ở bên phải nút OK với cánh phải của nó mở rộng đến cạnh của màn hình. Relative layout đảm bảo vị trí của các nút vẫn không đổi trên nhiều kích cỡ màn hình.

Android cũng cung cấp thuộc tính layout cụ thể để kiểm soát cách hiển thị các phần tử màn hình trên thiết bị Android và trong quá trình sử dụng:

Weight: Thuộc tính Weight cho phép người sử dụng xác định khoảng trống được chia trên màn hình như thế nào ?.

Gravity: Gravity là thuật ngữ được sử dụng để điều chỉnh liên kết các control (bên phải, dưới cùng, trên cùng hoặc bên trái) trên thiết bị Android.

Density Independence: Ứng dụng của bạn đạt được “density independence” khi nó giữ được kích thước vật lý (từ quan điểm của người dùng) của các thành phần giao diện người dùng được hiển thị trên màn hình với mật độ khác nhau. Nếu không có “density independence”, một phần tử UI (như một nút) sẽ xuất hiện lớn trên màn hình mật độ thấp và nhỏ hơn trên một màn hình mật độ cao.

Vậy ai xác định tất cả các thuộc tính này?

Nếu ứng dụng Android được thiết kế trong suy nghĩ và sau đó ném cho một team lập trình, bạn phải dựa vào việc giải thích thiết kế của ai đó và nó có thể thay đổi đáng kể so với ý định ban đầu. Mặt khác, các lập trình viên không nên mong những người thiết kế sẽ chỉ rõ weight, gravity và các layout khác cho mỗi màn hình và control.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thực tế rõ ràng nhất là phải có tài liệu thiết kế layout và thay đổi kích thước của mỗi màn hình cho các team lập trình thông qua một loạt các wireframes, nếu không phải là một hướng dẫn đầy đủ. Người thiết kế nên tiếp tục tương tác chặt chẽ với team lập trình khi họ đang làm việc để đảm bảo kết hợp đúng giữa các thành phần layout trong Android theo sát bản thiết kế.

Screen Size

Một quan niệm sai lầm phổ biến là một ứng dụng Android nên được thiết kế để chỉ hỗ trợ một bộ thiết bị Android cụ thể. Nhiều team cho rằng ứng dụng của họ sẽ chỉ khả dụng trên một màn hình có kích thước cụ thể và giới hạn thiết kế của họ chỉ để phù hợp với một số thiết bị hỗ trợ kích thước đó. Trên thực tế, Android cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết để phát triển giao diện trực quan hỗ trợ đầy đủ các thiết bị và kích cỡ màn hình trên thị trường.

Để giúp bạn đáp ứng được các kích thước màn hình Android, Android đề xuất thiết kế 4 versions cho ứng dụng UI:

  • Một phiên bản nhỏ cho màn hình dưới 3 “.
  • Một phiên bản bình thường cho 3″ đến 4,5″ màn hình.
  • Một phiên bản lớn để hiển thị trên màn hình từ 4,5 đến 10 inch.
  • Phiên bản cực lớn cho các thiết bị có màn hình lớn hơn 10 “(máy tính bảng).

Không nhất thiết phải tạo ra ứng dụng cho cả 4 versions – trong một số trường hợp; một phiên bản “bình thường” và một phiên bản “lớn hơn” là được. Tuy nhiên, nếu bạn cần hiển thị một số lượng lớn các control trên màn hình hoặc công ty của bạn muốn đảm bảo tính nhất quán hoàn toàn giữa các kích cỡ màn hình, bạn có thể chọn đáp ứng tất cả bốn loại kích thước được liệt kê ở trên.

Fragments

Điện thoại thông minh chỉ nên hiển thị một hoạt động trên mỗi màn hình do kích thước màn hình nhỏ của nó. Tuy nhiên, máy tính bảng cung cấp thêm màn hình to hơn và thường được sử dụng theo cách thiết lập tương tự như máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, có nghĩa là ứng dụng có thể hiển thị nhiều thông tin hơn cùng một lúc trên màn hình. Sử dụng cấu trúc Android được gọi là Fragment, người thiết kế và lập trình viên có thể hợp nhất các phần của giao diện người dùng vào một màn hình lớn hoặc chia chúng thành các màn hình riêng lẻ để sử dụng trên màn hình nhỏ. Điều này có thể giúp giảm số lần tương tác mà người dùng phải thực hiện trên thiết bị có màn hình lớn và loại bỏ không gian lãng phí.

Ví dụ dưới đây hiển thị giao diện Gmail trên màn hình máy tính bảng. Thiết kế này sử dụng các fragments để hiển thị cả danh sách điều hướng ở bên trái và nội dung hộp thư đến ở bên phải. Thiết kế giảm số lượng màn hình phải tải trước khi người dùng đọc được tin nhắn mong muốn.

Nếu bạn dự đoán ứng dụng của mình một ngày nào đó được sử dụng trên máy tính bảng, chúng tôi khuyên nên kết hợp các fragment vào thiết kế của mình. Người thiết kế cần hiểu được khái niệm về fragment để thiết kế theo từng khu vực, và các lập trình viên cũng cần nắm được khái niệm này và các chi tiết thực hiện của nó.

Bằng cách tùy chỉnh các thiết kế, fragment có thể sử dụng lại cho mỗi activity màn hình ở đầu project, bạn có thể không cần thực hiện tạo bố cục hoàn toàn mới cho máy tính bảng.

Intents

Các ứng dụng Android thường mượn từ các ứng dụng khác đã có trên thiết bị. Sử dụng intents bạn có thể đơn giản hóa hai việc lập trình yêu cầu cho ứng dụng và cung cấp màn hình đơn giản, ít bị lộn xộn.

Nếu ứng dụng của bạn cần thực hiện một chức năng vượt quá chức năng cơ bản như mở một bức ảnh, tìm kiếm liên lạc hoặc phát video, các team nên xem xét liệu có một công cụ thực hiện một chức năng có sẵn trong hệ điều hành hay trong một phần mềm phổ biến thứ ba. Nếu có, bạn có thể tận dụng chức năng đó bằng cách sử dụng intents.

Ví dụ: nếu ứng dụng của bạn truy cập vào danh bạ người dùng, bạn có thể sử dụng các đối tượng intents để mở ứng dụng Danh bạ hiện có của thiết bị. Điều này sẽ loại bỏ sự trùng lặp lập trình và tăng tốc độ tương tác của người dùng với thiết bị vì người dùng sẽ không cần phải tìm hiểu lại cách thêm một đối tượng liên hệ mới vào ứng dụng của bạn.

Android cung cấp các control UI cụ thể, activity, tương tác, layoutvà thay đổi kích thước, cũng như các cấu trúc đặc biệt như các fragments và intents. Chừng nào phía giao diện là những gì mà người thiết kế cần phải làm, thì toàn bộ team lập trình viên và người thiết kế phải hợp sức để phối hợp thiết kế, quy trình làm việc và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân .Tất cả nhằm tạo ra một ứng dụng thu hút người dùng và khiến chúng trở nên giá trị hơn

 

 

Bạn đang muốn tìm kiếm 1 công việc với mức thu nhập cao.
✅ Hoặc là bạn đang muốn chuyển đổi công việc mà chưa biết theo học ngành nghề gì cho tốt.
✅ Giới thiệu với bạn Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn trong 12 tháng với những điều đặc biệt mà chỉ có tại IMIC và đây cũng chính là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn:
👉 Thứ nhất: Học viên được đào tạo bài bản kỹ năng, kiến thức chuyên môn lý thuyết, thực hành, thực chiến nhiều dự án và chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ Chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm dự án cũng như tâm huyết truyền nghề.
👉 Thứ hai: Được ký hợp đồng cam kết chất lượng đào tạo cũng như mức lương sau tốt nghiệp và đi làm tại các đối tác tuyển dụng của IMIC. Trả lại học phí nếu không đúng những gì đã ký kết.
👉 Thứ ba: Cam kết hỗ trợ giới thiệu công việc sang đối tác tuyển dụng trong vòng 10 năm liên tục.
👉 Thứ tư: Được hỗ trợ tài chính với mức lãi suất 0 đồng qua ngân hàng VIB Bank.
👉  Có 4 Chương trình đào tạo nhân sự dài hạn dành cho bạn lựa chọn theo học. Gồm có:
1)  Data Scientist full-stack
2)  Embedded System & IoT development full-stack
3)  Game development full-stack
4)  Web development full-stack 
✅ Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của mình. Và tuyệt vời hơn nữa nếu IMIC được góp phần vào sự thành công của bạn. 
✅ Hãy liên hệ ngay với Phòng tư vấn tuyển sinh để được hỗ trợ về thủ tục nhập học.
✅ Chúc bạn luôn có nhiều sức khỏe và thành công!

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục