Những điểm nổi trội về công nghệ Flutter của Google?

Cập nhật ngày: 16/04/2024 - Đã có 1597 lượt xem bài viết này!
Những điểm nổi trội về công nghệ Flutter của Google?
Người dùng mong chờ một ứng dụng thiết kế bắt mắt, hiệu ứng mượt mà và hiệu năng tốt.Để đáp ứng được những mong muốn đó, là một lập trình viên, bạn cần xây dựng các tính năng của ứng dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.

Những điểm nổi trội về công nghệ Flutter của Google?

Mấy nay thấy nhiều người quan tâm Flutter nên mình cũng đi tìm hiểu xem sao. Dù chỉ mới tìm hiểu thôi nhưng mình thật sự ấn tượng với Flutter với những điểm sau, tóm tắt ngắn gọn lại cho mọi người tham khảo:

1. Sử dụng DART. Một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng do Google phát triển. DART là một static type language nên nó là AOT (Ahead of Time), compile xong hết rồi mới chạy. Trong khi đó nó cũng là JIT (Just in Time) giống như các dynamic type language. Khi dev thì nó sử dụng JIT để hỗ trợ Hot Load và build release thì dùng AOT để tối ưu hiệu năng như một native code bình thường. Lại magic nữa !!
2. Ngoài ra DART cũng hướng tới việc trở thành một ngôn ngữ có thể chạy trên nhiều platform khác nhau, nó cũng có máy ảo (VM) làm nhiệm vụ dịch source code sang bytecode như Java. Hiện tại DART có thể transpile ra các ngôn ngữ khác như JS để chạy trên trình duyệt. Cái này không liên quan mobile lắm tuy nhiên đây cũng là 1 ưu điểm lớn của ngôn ngữ này nên không thể bỏ qua.

3. Vậy còn native module ? Khác với JS Bridge, Flutter “nói chuyện” với các native module bằng chính các native interface. Mặc dù vẫn được gọi là “bridge”, tuy nhiên nó nhanh hơn rất nhiều và gân như không bị “thắc cổ chai” như React Native. Ngoài ra các module này được kiến trúc theo “plugin”, các module viết cho Flutter phải tuân thủ các rule trong này. Cá nhân mình thấy viết native module cho Flutter rất tự nhiên, không cần phải học các syntax macro C/C++ như RN.
4. Theo doc của Flutter Engine, có tới 4 threads (runners) được sử dụng trong app: Platform Task Runner, UI Task Runner, GPU Task Runner và IO Task Runner. Các threads này độc lập và không share memory với nhau, chúng giao tiếp với nhau thông qua channels… tới đây ai fan golang sẽ hiểu và rất thích pattern này.

5. Về document: sở hữu bộ doc phải nói là không bỏ sót thứ gì. Đi từ cài đặt, hướng dẫn viết app cơ bản cho tới CI/CD, debug, test và profiling. Bộ profiling của Flutter cũng cực kì hay dùng để đo đạc các chỉ số về performance khá chi tiết.

6. Các ví dụ và kiến trúc ứng dụng: Có hẳn 1 repository trên Github đủ hết các example cho Redux, mvc, mvu… tha hồ lựa chọn.
Với các đặc tính trên và tốc độ phát triển rất nhanh như hiện tại, đây sẽ là lựa chọn hàng đầu cho mobile development.

Tham khảo các khóa đào tạo nhân sự qua danh mục